Thông thường, ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết dấu hiệu của bệnh ung thư gan vì không có triệu chứng rõ rệt.Khi phát hiện thấy triệu chứng, điều đó có nghĩa là bệnh đã tiến triển đến giai đoạn sau. Những biểu hiện khi đó có thể thấy như mệt mỏi, nặng tức ở vùng dưới sườn phải, đôi khi đau âm ỉ thượng vị hoặc dưới sườn trái. Khi bệnh ở giai đoạn muộn, người bệnh chán ăn, sụt cân nhanh, vàng da, cổ chướng, rối loạn chức năng gan mất bù dẫn tới suy đa tạng và tử vong nhanh chóng.
Hiện nay hầu hết bệnh nhân ung thư gan tại Việt Nam phát hiện bệnh khi bệnh đã chuyển vào giai đoạn muộn nên khó chữa trị. Nguyên nhân của vấn đề này là nhiều người không ý thức được tầm quan trọng của việc tầm soát sớm ung thư gan và các bệnh ung thư khác nói chung. Để phát hiện sớm bệnh ung thư gan, bạn đi khám định kỳ, làm các xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe tổng quát, chức năng gan và lượng AFP. Lượng AFP trong máu có thể cao hơn ở những người bị ung thư gan nguyên phát. Việc xét nghiệm tốt nhất nên thực hiện 3-6 tháng một lần và siêu âm gan từ 6 – 12 tháng một lần.
Nên tầm soát ung thư gan đều đặn để phát hiện sớm ung thư gan, gia tăng cơ hội chữa khỏi bệnh
Để phòng viêm gan, cách tốt nhất không phải là uống một loại dược phẩm nào đó mà bạn nên rèn luyện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Trong đó,
- Phòng và điều trị viêm gan là điều cần thiết vì viêm gan là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư gan.
- Hạn chế sử dụng rượu và thuốc lá
- Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất có khả năng gây ung thư như: Không ăn những thực phẩm có nấm mốc như lạc, ngũ cốc, đậu , tránh ăn nhiều thịt và chất b** động vật, rượu. Kiểm soát hàm lượng thạch tín ở nước uống.
- Đi kiểm tra thường xuyên nếu bạn đang ở trong nhóm có nguy cơ cao.
Bạn có thể liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết qua đường dây nóng tư vấn ung thư của chúng tôi : 0907245888 hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
KHOA UNG BƯỚU – SINGAPORE