Company of Heroes - a real revolution in the world of real-time strategy, tells of the exploits of soldiers landing by U.S. troops during the Second World War. Starting the game with that fateful day "D" and landing on Omaha Beach, the player will soon be in the heart of the fighting on the second front. Experience the unprecedented strength, courage and bravery of the heroes that have shaped the destiny of all mankind in the years ahead. Challenge yourself to unsurpassed by dynamism and inflame the passions of the virtual battlefields of World War II.
Vietnamese Version:
Những tháng đầu năm nay thật kỳ lạ, khi mà hai game chiến thuật thời gian thực xuất sắc là World in Conflict và Company of Heroes cùng cho ra mắt phiên bản nâng cấp tiếp theo cho dòng game của mình, và cũng cùng… đem đến thất vọng cho người hâm mộ bởi quá ngắn, ít ỏi và gây nhàm chán.Ở World in Conflict: Soviet Assault, ta chán chường bởi chẳng có chi tiết đổi mới nào, màn chơi mới thì chỉ có… 7 màn ngắn cũn cỡn, còn ở Company of Heroes: Tales Of Valor, ba chiến dịch cũng ngắn như… chưa từng ngắn hơn, hình ảnh, phe phái hay chức năng cũng chẳng có gì mới mẻ.
Nếu xem dòng game là một bộ tiểu thuyết thì Company of Heroes: Tales Of Valor giống như phụ bản kèm thêm, tập hợp là ba tuyển tập truyện ngắn khác nhau bổ sung những gì còn thiếu của hai phiên bản đã thành công vang dội trước đó, những câu chuyện anh hùng bị lãng quên trong chiến tranh, đúng như tên gọi – Tales of Valor.
Câu chuyện thứ nhất
Chiến dịch đầu tiên của Company of Heroes: Tales Of Valor giới thiệu đến người chơi câu chuyện của chiếc tăng Tiger Ace 205 cùng tổ lái 5 người tài giỏi của nó, một mình đẩy lùi đợt tấn công của sư đoàn thiết giáp số 7 của quân đội Hoàng gia Anh, trở thành nỗi khiếp sợ của quân đội Đồng Minh trong các chiến dịch hành quân trên đất Pháp. Càng chiến đấu, càng diệt được nhiều địch thì xe tăng cũng sẽ được lên cấp, bắn mạnh hơn, nhanh hơn. Nhưng có lẽ do nhà sản xuất… làm quá tay, tăng của người chơi trở nên quá dữ dội, đủ sức nghiền nát tất cả mọi chướng ngại vật trên đường đi dẫn đến trận đấu diễn ra theo một chiều. Lúc đầu còn tạo cảm giác thích thú nơi người chơi nhưng càng về cuối trận đấu thì chẳng để lại một tí cảm xúc gì cả!
Một điểm đặc biệt của Company of Heroes: Tales Of Valor, đó chính là ba phần chơi chiến dịch thì mỗi phần đều tương ứng vợi một dạng chơi mới ở mục chơi mạng, mà ở chiến dịch Tiger Ace thì đó là Operation Panzerkrieg, cũng nói về những trận chiến của tăng và nhìn chung khá hấp dẫn khi người chơi điều khiển chiến xa của mình, chiếm cứ điểm, sử dụng kỹ năng và tiêu diệt xe tăng đối phương. Một dạng chơi được rất nhiều fan ưa thích bởi tính chiến thuật, phối hợp đồng đội cao lẫn đòi hỏi một khối lượng micro đồ sộ đến từ bàn tay điều khiển của người chơi. Một dạng chơi gần như tập hợp được hầu hết các tinh hoa mà dòng game sở hữu.
Câu chuyện thứ hai
“Đôi khi, một người có thể quyết định tất cả”. Chiến dịch Causeway của Company of Heroes: Tales Of Valor xoay quanh trận chiến giành con đường huyết mạch La Fière giữa quân Phát xít và sư đoàn lính dù số 82 của Mỹ. Khác với chiến dịch thứ nhất, phần chơi này tương tự với những gì ta đã trải nghiệm ở các màn chơi của phiên bản Company of Heroes đầu tiên, bạn điều khiển hai nhóm lính Baker và Able, mỗi nhóm có những kỹ năng chiến đấu khác nhau, thâm nhập vào trận địa của quân Đức, chiếm lấy con đường chiến lược nối quân giữa Normandy và các thành phố lớn khác của Pháp.
Có thể nói, phần này là phần khá nhất trong ba màn chiến dịch của game khi độ khó tương đối vừa phải so với độ dài của game, có nhiều ý nghĩa và đặc biệt là làm nhớ lại nhiều kỷ niệm khó quên ở thời Company of Heroes cách đây 3 năm trước.
ương tự phần Tiger Ace, Causeway cũng có dạng chơi đại diện cho mình ở mục chơi mạng của game, đó là Operation Assault. Dạng chơi này tương tự với map DOTA của game Warcraft III, người chơi chọn tướng, là một đơn vị lính đặc biệt, rồi sau đó điều khiển trên khắp chiến trường, hỗ trợ quân đồng minh đẩy chiến tuyến về phía địch. Nhìn chung, dạng chơi này không mới mẻ gì và chỉ thực sự vui nếu rủ được nhiều bè bạn tham gia mà thôi. Các đơn vị anh hùng cũng không được thiết kế ở mức cân bằng. Dù sao cũng là một vị lạ cho dòng game.
Câu chuyện thứ ba
Nếu bạn đã từng chơi những màn cuối cùng của Company of Heroes, bạn dễ dàng nhận ra cái tên của chiến dịch thứ ba này của Company of Heroes: Tales Of Valor: Falaise Pocket. Lần này, bạn không còn sắm vai quân đội Đồng Minh khép chặt vòng vây nữa mà là một vị tướng chỉ huy ở phía bên kia chiến tuyến, nỗ lực giữ chân quân Đồng Minh, cho phần lớn tàn binh của quân đoàn số 7 của Đức rút lui thành công.
Nghe mô tả cốt truyện, chắc bạn cũng hình dung ra được lối chơi chính của phần chiến dịch này là gì rồi, đó là: Thủ! Thủ! và… Thủ! Người chơi phải cố thủ liên tục trước sức ép tấn công dữ dội đến nhàm chán, chẳng biết khi nào là dừng của quân Đồng Minh từ màn đầu tiên đến màn cuối cùng. Và thật không may cho người chơi, Falaise Pocket là chiến dịch dài nhất và cũng là khó xơi nhất trong cả ba, đặc biệt là ở màn chơi đầu tiên.
Bởi ở lúc này, pháo Đức thì lại “bắn đâu… hụt đó” dù đã sử dụng cả chức năng hỗ trợ bắn Direct Fire của game. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi trên dưới 5-6 lần, thiết giáp và bộ binh của liên minh Mỹ – Canada – Ba Lan đã chọc thủng hàng phòng ngự của người viết dễ dàng, dù đã bố trí dày đặc những pháo 88 ly, bộ binh cầm súng máy phòng thủ. Các màn về sau dễ thở hơn khi không biết vì lý do gì, pháo lại bắn chính xác hơn cả người điều khiển, bất kể đó là bộ binh hay thiết giáp!? Không biết Relic vô tình hay cố ý, nhưng chi tiết này thực sự là hết sức vô lý.Chiến dịch chán nản, nhưng bù lại, dạng chơi thứ ba ở mục chơi mạng dựa trên Falaise Pocket là Operation Stonewall khá thử thách. Người chơi phải phối hợp với nhau để phòng thủ từng đợt tấn công của máy với cấp độ ngày càng khó dần lên. Tuy nhiên, nó chỉ “hành” người chơi được lần đầu tiên mà thôi do cách đánh của máy quá dễ dàng bị bắt bài.