Thông tin:

Sau những thành công vang dội trong năm 2003 – đoạt hai giải thưởng quan trọng: game console hay nhất trong năm và game có cách chơi hay nhất do AIAS (Viện Khoa Học và Mỹ Thuật Tương Tác) trao tặng – chàng Sam Fisher của chúng ta lui vào “bóng tối” một khoảng thời gian ngắn (hơn một năm). Và nay, khi nhận được “chỉ thị” của “tổng hành dinh Ubisoft”, Sam Fisher đã “tái xuất giang hồ” với những nhiệm vụ mới đầy khó khăn và thử thách. Kỳ này, Sam Fisher được tổ chức của mình – Third Echelon – phân công theo dõi dấu vết của Suhadi Sadono, một thủ lĩnh phiến quân, vì y có trong tay thứ vũ khí sinh học vô cùng nguy hiểm mà người ta chỉ biết đến với tên là “Pandora Tomorrow”. Và một khi những yêu sách mà Sadono đưa ra không được đáp ứng, hắn sẽ là mối đe dọa đối với hòa bình toàn cầu. Nhiệm vụ của Sam là theo dõi tên này và tiêu hủy thứ vũ khí đáng sợ đó bằng chính kỹ năng của bản thân mà không có sự trợ giúp nào của tổ chức, trừ việc giữ liên lạc hướng dẫn anh làm nhiệm vụ. Điệp vụ Pandora bắt đầu…

Game vẫn theo “tôn chỉ” của dạng chơi “stealth action” (một “nhánh” rẽ của trường phái game hành động góc nhìn người thứ ba): rình rập, ẩn núp, thoắt ẩn, thoắt hiện và hoàn thành nhiệm vụ với mức tổn thất tối thiểu. Trong Splinter Cell Pandora Tomorrow (SC 2), người chơi rất ít khi phải “bóp cò” súng để giải quyết nhiệm vụ mà thay vào đó bạn cần phải kiên nhẫn phán đoán tình thế và ra tay đúng thời điểm. Khi thực hiện điều này ở một số trò chơi (chẳng hạn như Hitman 2), bạn sẽ nhận được phần thưởng khích lệ nho nhỏ cho việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với ít tổn thất nhất, tiếc là phần thưởng này lại không có trong dòng game Splinter Cell. Tất nhiên, khó có thể nói trong một trò chơi hành động mà bạn lại không dùng đến một viên đạn nào. SC 2 cũng không ngoại lệ, nhưng nó “khá” hơn kẻ tiền nhiệm của nó ở chỗ phần lớn nhiệm vụ trong game rất ít “nổ súng” (với bản đầu thì bạn “action” nhiều hơn). Chàng Sam được huấn luyện đủ kỹ năng cần thiết từ các chiêu “dụ” đối phương vào “bẫy” thường dùng như huýt sáo (chiêu mới chỉ có ở SC 2), ném đồ, di chuyển nhanh gây tiếng động cho tới những pha hành động thú vị, chẳng hạn kẹp cổ đối phương, tấn công bất ngờ, đánh ngất… Có lẽ không chỉ tôi mà các bạn cũng phải đồng tình rằng leo trèo, “hít” tường, đu dây… là những điểm hấp dẫn nhất, làm “mê mệt” người chơi.

Ngoài những chiêu “hù” đối phương bên trên, thì Sam Fisher cũng có lúc phải nhờ cậy đến những món “đồ chơi” phòng thân của mình. Giống như phiên bản đầu, “đồ chơi” của Sam Fisher vẫn không có gì thay đổi, bạn sẽ gặp lại ba món đồ thường dùng nhất: khẩu súng lục hãm thanh F7, khẩu SC – 20K đa năng có thể bắn được nhiều loại đạn và ống nhòm nhìn ban đêm. Bên cạnh đó, Sam còn trang bị các thiết bị dùng để hành nghề “ăn trộm” như đồ mở khóa (lock pick), micro ghi âm bằng lazer và camera “siêu” nhỏ (Optic Cable). Tuy không có nhiều bứt phá mang lại cảm giác thích thú cho người chơi như phần một đã làm, nhưng SC 2 vẫn có những nét độc đáo, thu hút riêng. Có thể bạn sẽ thích vì đồ họa sắc nét hơn, vì những pha hành động đầy kịch tính.




Cấu hình:

Supported OS: Windows XP/7
Processor: 1.8 GHz Pentium 4
RAM: 512 MB
Video Card: 128 MB DirectX 8.1-compliant video card
Sound Card: DirectX 8.1 compliant and EAX™
DirectX Version: DirectX 9.0
CD-ROM: 16X CD
Hard Drive Space: 1.5 GB




Link:

http://up.4share.vn/f/63525a52565354...ghanh.exe.file



Link xem Youtube: https://youtube.com/watch?v=hAcTRRjJikw