Kim Dung là một cái tên quá quen thuộc với người Việt Nam từ những thập niên 1960, 1970. Hồi đó, mỗi khi giở tờ báo ra, nhiều người thường coi ngay trang trong để đọc phần kiếm hiệp đăng tải hàng ngày theo bản dịch từ báo Tàu. Hôm nào đọc thấy hàng chữ "Vì báo Hông kông không sang kịp, chúng tôi phải tạm gác truyện ... lại một kỳ. Xin chân thành cáo lỗi cùng độc giả", không ít người đã thở dài thất vọng. Ảnh hưởng của Kim Dung không chỉ ở một giai cấp nào. Nhiều nhà phê bình , nhiều nhà văn nhà thơ đã mượn tên những nhân vật của kiếm hiệp như Hồng Thất Công, Hư Trúc, Vương Trùng Dương, Nhiệm Ngã Hành ... làm bút hiệu. . Cũng chính vì ảnh hưởng từ tiểu thuyết mà chủ yếu là những truyện của Kim Dung, những phong trào võ thuật, thiền đạo tu tập, châm cứu, đông y ... đã khởi sắc một thời. Phim ảnh trình chiếu tại các rạp hát một dạo cũng toàn là phim kiếm hiệp. Có thể nói Kim Dung đã ảnh hưởng sâu đậm cho cả một thế hệ thanh niên Việt Nạm Chính vì tác phẩm của Kim Dung được ái mộ như thế, để chiều thị hiếu của quần chúng, nhiều người đã viết những tác phẩm giả tên ông mà chúng ta cũng thấy lưu hành như Võ Lâm Ngũ Bá, Hậu Thần Điêu Hiệp Lữ, Hậu Cô Gái Đồ Long ... Tổng cộng Kim Dung chỉ viết có 14 bộ tiểu thuyết mà chính ông đã lấy những chữ đầu đặt thành đôi câu đối để cho dễ nhớ: