REVIEW:


Từ nền tảng đồ họa 2D ban đầu như Worms Armageddon, Worms World Party... cho đến những phiên bản hoàn toàn được “3D hóa” như Worms 3D, Worms 4: Mayhem chính là phiên bản xứng đáng được mang cái tên "hoàn hảo và đáng yêu".

Kể từ khi ra đời từ năm 1995 cho đến nay, loạt trò chơi Worms đã trải qua khá nhiều phiên bản. Từ nền tảng đồ họa 2D ban đầu như Worms Armageddon, Worms World Party... cho đến những phiên bản hoàn toàn được “3D hóa” như Worms 3D, Worms Fort Under Siege và bản mới nhất được phát hành vào tháng 10 năm ngoái với tên gọi Worms 4: Mayhem (W4M).

Quay lại phong cách cũ...
Nếu đã từng chơi qua phiên bản đã phát hành năm 2004 là Worms Forts: Under Siege (WFUS), hẳn bạn sẽ còn nhớ Team 17 đã đưa vào game một số thay đổi trong cách chơi. Đó là việc xuất hiện đủ loại thành trì, pháo đài để các chú sâu ngộ nghĩnh biến thành căn cứ của riêng mình. Do vậy, trong WFUS, bạn không chỉ cân nhắc đường đi, nước bước để bảo toàn sinh mạng và tiêu diệt đối phương, mà còn phải tìm mọi cách bảo vệ căn cứ của mình trước các đợt tấn công của... sâu thù! Tuy nhiên, đến với phiên bản Worms 4: Mayhem (W4M), Team 17 có lẽ đã không còn “mặn mà” với phong cách này nữa nên đưa lối chơi của game trở về với phong cách truyền thống. Bạn sẽ được giao cho một nhóm sâu (khoảng 4-5 chú, tùy từng màn), thả vào một màn chơi, lần lượt điều khiển từng chú chiến đấu với đội sâu đối phương theo phương thức theo lượt, cho đến khi đội còn lại cuối cùng sẽ giành phần thắng. Do lối chơi đã trở lại phong cách cũ, nên những ai từng chơi các phiên bản trước, sẽ nhanh chóng nắm bắt được luật chơi mà không cần phải tìm hiểu nhiều. Còn đối với các bạn mới thử sức lần đầu thì trò chơi đã để sẵn chế độ Tutorial để các bạn làm quen. Điểm hay của phần này là các màn huấn luyện được sắp xếp theo một cốt truyện riêng rõ ràng, kể về các “lính mới” trong ngày đầu đến trường, rồi dần trở thành những “chiến sĩ sâu” thực thụ.

...với lối chơi hài hước

Tương tự như những phần trước, W4M cung cấp cho người chơi khá đầy đủ các kiểu chơi. Từ chơi đơn theo nhiệm vụ, chơi nhiều người trên cùng một máy hay cả qua mạng nội bộ và Internet.

Chơi đơn: theo cốt truyện, bạn sẽ chỉ huy một nhóm sâu (chọn một trong những đội có sẵn hoặc tự tạo một đội riêng cho mình). Phần chơi này kể về chuyện một vị giáo sư... sâu thiên tài nhưng cũng hơi bất bình thường, đã chế tạo thành công một cỗ máy thời gian có thể chu du từ thời đại này qua thời đại khác. Nhóm sâu của bạn, dưới vai trò là đồ đệ của vị giáo sư, sẽ tháp tùng cùng ông ta trong các chuyến du hành đầy thử thách và... không rõ mục đích! Dĩ nhiên, cuộc hành trình không hề suôn sẻ tí nào khi cỗ máy hiện đại của giáo sư gặp sự cố “hại điện”, hỏng hóc lung tung đến nỗi các linh kiện, thiết bị... văng tứ tán khắp nơi. Nhiệm vụ của các đệ tử là giúp thầy tìm lại những linh kiện thất lạc để phục hồi cỗ máy thời gian, mới mong sớm trở về nhà bình an.

Cả phi hành đoàn sẽ phải đi qua rất nhiều thời đại cũng như các miền đất khác nhau: từ các lâu đài thời Trung Cổ, miền Tây hoang dã, thời kỳ cổ đại cho đến thời kỳ hiện đại. Tại mỗi vùng đất, họ sẽ gặp gỡ và đối đầu với nhiều loại kẻ thù... sâu khác nhau: nào là hiệp sĩ, pháp sư hay bọn thổ dân... Cứ như vậy, phần cốt truyện được xây dựng khá liền mạch và vui nhộn, được xen kẽ và giải thích bằng các đoạn phim và cắt cảnh để người chơi hiểu rõ câu chuyện hơn. Trong phần này, tuy nhiệm vụ có thể khác nhưng cách giải quyết của chúng thì hầu như giống nhau: bạn phải chiến đấu một cách hết sức quyết liệt với lũ sâu đối địch, cho đến khi diệt hết chúng thì thôi. Bên cạnh đó, một số màn đòi hỏi người chơi phải trổ tài nhảy nhót, đu bám hay bay lượn (một kỹ năng thường thấy theo kiểu của game Platform). Các nhiệm vụ kiểu này thường khó khăn hơn nhiều so với việc đối đầu với bọn sâu địch thủ, nguyên nhân là do cách di chuyển và nhảy nhót lung tung của các chú sâu (đặc biệt là khi nhảy lên các bục cao, nếu không khéo sẽ... đập vào thành bục và dội ngược lại).

Góp phần khiến cho các cuộc đụng độ giữa những “chiến binh sâu” dễ dàng hơn trước là do các nhân vật máy không được thông minh cho lắm (ngoài trừ việc canh tầm ném lựu đạn rất chính xác - NV). Máy thường chỉ biết “nhắm mắt, nhắm mũi” tấn công người chơi một cách mù quáng. Bản thân người viết đã gặp một trường hợp khá tức cười: một chú sâu của tôi tình cờ lại gần mép nước, trong khi lượt kế đối thủ máy sẽ ra tay. Tôi đã nghĩ thầm: Thôi rồi, kỳ này mình đi “hỏi cưới nàng tiên cá” là cái chắc! Nhưng không, hắn lại chọn kế sách là đi ra sát mặt nước rồi... đấm cho chú sâu của tôi bay tuốt vào trong đất liền?! Thú thật tình huống này người viết vừa buồn cười, vừa ngạc nhiên và pha lẫn... thở phào nhẹ nhõm. Như vậy, theo nhận định chủ quan, AI của game kém có hai hệ quả: một mặt khiến độ khó và thử thách của game giảm đi đáng kể, mặt khác lại góp phần tích cực tạo ra những cảnh tượng vui nhộn buồn cười, đúng với phong cách hài hước của trò chơi.
Bên cạnh phần Story, mục chơi đơn của W4M còn một phần nữa, gọi là Challenges. Phần này tập hợp nhiều thử thách nhỏ để người chơi lựa chọn. Nếu thích thể hiện tài thiện xạ thì có Shotgun, súng tỉa, cung tên hoặc trổ tài khéo léo bay lượn ”ăn” các thùng đồ trong thời gian nhanh nhất. Phần chơi này không chỉ có ý nghĩa giúp người chơi thư giãn, kiếm điểm mua đồ mà còn có tác dụng giúp rèn luyện kỹ năng sử dụng các loại vũ khí một cách thành thục và điêu luyện nhất.
Chơi nhiều người: Đây hẳn là phần chơi hấp dẫn nhất, không chỉ của W4M mà còn là của toàn bộ loạt game Worms nói chung. Hẳn ai cũng phải công nhận điều này khi được dịp “điều quân, khiển tướng” đối đầu với những người chơi khác, chứ không phải những đối thủ máy vô tri vô giác. Chỉ có ở mục này, trò chơi mới bộc lộ hết được nét hấp dẫn, vui nhộn đã được hình thành ngay từ những phiên bản đầu tiên của mình. Với W4M, bạn có thể tranh tài cùng nhiều người khác thông qua mục Multiplayer (chơi trên cùng một máy với tối đa bốn người) hoặc Network Play - hỗ trợ cả mạng LAN và Internet. Nhà sản xuất cung cấp tất cả 5 kiểu chơi khác nhau trong phần này, bao gồm:

• Deathmatch: Dạng chơi “đâu đâu cũng có, ai ai cũng biết” – đấu tự do.
• Homelands: Giống Deathmatch nhưng mỗi đội sẽ “spawn” trong pháo đài riêng của mình.
• Destruction: Giành chiến thắng bằng cách tiêu diệt căn cứ của đối phương.
• Statue Defend: Tìm cách phá hủy tượng đài của đối phương, bảo vệ tượng của mình.
• Survival: Mỗi đội cử lần lượt từng “chiến sĩ” để đấu 1-chọi-1, đội nào “chết sạch” coi như... thua.

Bên cạnh các phần chơi chính vừa nêu, W4M còn cung cấp cho người chơi các mục như Customize để bạn có thể tạo các đội sâu riêng, hay chế tạo các loại vũ khí mới. Theo nhận xét riêng, phần “trang điểm” cho chú sâu khá đa dạng và vui nhộn, nhưng mục chế tạo vũ khí mới lại tỏ ra không mấy tác dụng. Bạn chỉ có thể thay đổi hình dạng bên ngoài, còn kiểu bắn, uy lực và sát thương của chúng không khác mấy với các loại vũ khí được cung cấp sẵn. Ngoài ra, mục Item Shop sẽ bổ sung thêm nhiều tùy chọn cho Customize khi vào đây, bạn dùng số điểm mình kiếm được (qua các phần Story hay Challenges) để mua những món đồ nâng cấp mới như trang phục, giọng nói... cho các chú sâu hoặc các màn chơi mới. Nhìn chung về lối chơi, W4M có điểm mạnh là vẫn giữ vững được phong cách chơi cuốn hút, vui nhộn đặc trưng nhưng lại không có đột phá gì mới mẻ.

Đồ họa - Âm thanh
Song hành cùng việc không đổi mới trong lối chơi, là sự giậm chân tại chỗ của cơ chế đồ họa. Người viết buộc lòng phải nhìn nhận rằng đồ họa của game hoàn toàn không có cải tiến nào kể trong hai năm qua, kể từ phiên bản 3D đầu tiên của loạt game là Worms 3D cho đến nay. Chẳng những thế, trò chơi chỉ hỗ trợ một độ phân giải duy nhất là 800x600. Mặc dù khá thất vọng về đồ họa, nhưng người viết rất hài lòng với cách bố trí camera của game. Cũng như phiên bản WFUS trước đó, khi bạn có thể nhấn E để quan sát toàn cảnh chiến trường, nhấn Q để chuyển qua góc nhìn ngôi thứ nhất, và cùng với việc xoay chuyển khá dễ dàng đã làm cho việc quan sát địa hình cũng như nhắm bắn trở nên thuận lợi và chính xác hơn.
Về phần âm thanh và nhạc nền của game, hầu như không có tiến bộ gì đáng kể ngoại trừ bản nhạc Menu nghe khá lọt tai. Đáng tiếc nhất là phần giọng nói của các chú sâu, mất đi phần nào sự vui nhộn và ngộ nghĩnh đối với những ai từng chơi loạt game này. Trong W4M, bạn vẫn được thưởng thức các giọng nói “oanh vàng” nhưng có điều là qua của ngôn ngữ loài... sâu! Đó là một chuỗi âm thanh được phát ra theo kiểu ”Mí mi mì...mé me mè...” nghe rất buồn cười. Ban đầu, có thể kiểu nói này làm người chơi thú vị, nhưng càng về sau nghe càng chán và đơn điệu, do chúng cứ lặp đi lặp lại!
Vài lời cuối cùng
Trong vòng 2 năm, đội ngũ phát triển tại Team 17 đã cho ra đời đến ba phiên bản Worms nối tiếp nhau. Mặc dù phong cách chơi hài hước, thú vị vẫn tồn tại nhưng trò chơi đã bị mất điểm đáng kể khi không đưa ra được cải tiến nào mới mẻ, từ lối chơi, hình ảnh cho đến âm thanh. Nếu bạn “nóng lòng” muốn khám phá những nét mới hay muốn chiêm ngưỡng một nền tảng đồ họa tiên tiến, hợp thời khi đến với phiên bản W4M, thì e rằng bạn sẽ phải thất vọng đấy! Còn nếu không đặt nặng những tiêu chí trên, chỉ muốn thưởng thức Worms với những gì vốn có, W4M vẫn có thể là một sự lựa chọn không hề lãng phí.


Từ nền tảng đồ họa 2D ban đầu như Worms Armageddon, Worms World Party... cho đến những phiên bản hoàn toàn được “3D hóa” như Worms 3D, Worms 4: Mayhem chính là phiên bản xứng đáng được mang cái tên "hoàn hảo và đáng yêu".

Kể từ khi ra đời từ năm 1995 cho đến nay, loạt trò chơi Worms đã trải qua khá nhiều phiên bản. Từ nền tảng đồ họa 2D ban đầu như Worms Armageddon, Worms World Party... cho đến những phiên bản hoàn toàn được “3D hóa” như Worms 3D, Worms Fort Under Siege và bản mới nhất được phát hành vào tháng 10 năm ngoái với tên gọi Worms 4: Mayhem (W4M).

Quay lại phong cách cũ...
Nếu đã từng chơi qua phiên bản đã phát hành năm 2004 là Worms Forts: Under Siege (WFUS), hẳn bạn sẽ còn nhớ Team 17 đã đưa vào game một số thay đổi trong cách chơi. Đó là việc xuất hiện đủ loại thành trì, pháo đài để các chú sâu ngộ nghĩnh biến thành căn cứ của riêng mình. Do vậy, trong WFUS, bạn không chỉ cân nhắc đường đi, nước bước để bảo toàn sinh mạng và tiêu diệt đối phương, mà còn phải tìm mọi cách bảo vệ căn cứ của mình trước các đợt tấn công của... sâu thù! Tuy nhiên, đến với phiên bản Worms 4: Mayhem (W4M), Team 17 có lẽ đã không còn “mặn mà” với phong cách này nữa nên đưa lối chơi của game trở về với phong cách truyền thống. Bạn sẽ được giao cho một nhóm sâu (khoảng 4-5 chú, tùy từng màn), thả vào một màn chơi, lần lượt điều khiển từng chú chiến đấu với đội sâu đối phương theo phương thức theo lượt, cho đến khi đội còn lại cuối cùng sẽ giành phần thắng. Do lối chơi đã trở lại phong cách cũ, nên những ai từng chơi các phiên bản trước, sẽ nhanh chóng nắm bắt được luật chơi mà không cần phải tìm hiểu nhiều. Còn đối với các bạn mới thử sức lần đầu thì trò chơi đã để sẵn chế độ Tutorial để các bạn làm quen. Điểm hay của phần này là các màn huấn luyện được sắp xếp theo một cốt truyện riêng rõ ràng, kể về các “lính mới” trong ngày đầu đến trường, rồi dần trở thành những “chiến sĩ sâu” thực thụ.

...với lối chơi hài hước

Tương tự như những phần trước, W4M cung cấp cho người chơi khá đầy đủ các kiểu chơi. Từ chơi đơn theo nhiệm vụ, chơi nhiều người trên cùng một máy hay cả qua mạng nội bộ và Internet.

Chơi đơn: theo cốt truyện, bạn sẽ chỉ huy một nhóm sâu (chọn một trong những đội có sẵn hoặc tự tạo một đội riêng cho mình). Phần chơi này kể về chuyện một vị giáo sư... sâu thiên tài nhưng cũng hơi bất bình thường, đã chế tạo thành công một cỗ máy thời gian có thể chu du từ thời đại này qua thời đại khác. Nhóm sâu của bạn, dưới vai trò là đồ đệ của vị giáo sư, sẽ tháp tùng cùng ông ta trong các chuyến du hành đầy thử thách và... không rõ mục đích! Dĩ nhiên, cuộc hành trình không hề suôn sẻ tí nào khi cỗ máy hiện đại của giáo sư gặp sự cố “hại điện”, hỏng hóc lung tung đến nỗi các linh kiện, thiết bị... văng tứ tán khắp nơi. Nhiệm vụ của các đệ tử là giúp thầy tìm lại những linh kiện thất lạc để phục hồi cỗ máy thời gian, mới mong sớm trở về nhà bình an.

Cả phi hành đoàn sẽ phải đi qua rất nhiều thời đại cũng như các miền đất khác nhau: từ các lâu đài thời Trung Cổ, miền Tây hoang dã, thời kỳ cổ đại cho đến thời kỳ hiện đại. Tại mỗi vùng đất, họ sẽ gặp gỡ và đối đầu với nhiều loại kẻ thù... sâu khác nhau: nào là hiệp sĩ, pháp sư hay bọn thổ dân... Cứ như vậy, phần cốt truyện được xây dựng khá liền mạch và vui nhộn, được xen kẽ và giải thích bằng các đoạn phim và cắt cảnh để người chơi hiểu rõ câu chuyện hơn. Trong phần này, tuy nhiệm vụ có thể khác nhưng cách giải quyết của chúng thì hầu như giống nhau: bạn phải chiến đấu một cách hết sức quyết liệt với lũ sâu đối địch, cho đến khi diệt hết chúng thì thôi. Bên cạnh đó, một số màn đòi hỏi người chơi phải trổ tài nhảy nhót, đu bám hay bay lượn (một kỹ năng thường thấy theo kiểu của game Platform). Các nhiệm vụ kiểu này thường khó khăn hơn nhiều so với việc đối đầu với bọn sâu địch thủ, nguyên nhân là do cách di chuyển và nhảy nhót lung tung của các chú sâu (đặc biệt là khi nhảy lên các bục cao, nếu không khéo sẽ... đập vào thành bục và dội ngược lại).

Góp phần khiến cho các cuộc đụng độ giữa những “chiến binh sâu” dễ dàng hơn trước là do các nhân vật máy không được thông minh cho lắm (ngoài trừ việc canh tầm ném lựu đạn rất chính xác - NV). Máy thường chỉ biết “nhắm mắt, nhắm mũi” tấn công người chơi một cách mù quáng. Bản thân người viết đã gặp một trường hợp khá tức cười: một chú sâu của tôi tình cờ lại gần mép nước, trong khi lượt kế đối thủ máy sẽ ra tay. Tôi đã nghĩ thầm: Thôi rồi, kỳ này mình đi “hỏi cưới nàng tiên cá” là cái chắc! Nhưng không, hắn lại chọn kế sách là đi ra sát mặt nước rồi... đấm cho chú sâu của tôi bay tuốt vào trong đất liền?! Thú thật tình huống này người viết vừa buồn cười, vừa ngạc nhiên và pha lẫn... thở phào nhẹ nhõm. Như vậy, theo nhận định chủ quan, AI của game kém có hai hệ quả: một mặt khiến độ khó và thử thách của game giảm đi đáng kể, mặt khác lại góp phần tích cực tạo ra những cảnh tượng vui nhộn buồn cười, đúng với phong cách hài hước của trò chơi.
Bên cạnh phần Story, mục chơi đơn của W4M còn một phần nữa, gọi là Challenges. Phần này tập hợp nhiều thử thách nhỏ để người chơi lựa chọn. Nếu thích thể hiện tài thiện xạ thì có Shotgun, súng tỉa, cung tên hoặc trổ tài khéo léo bay lượn ”ăn” các thùng đồ trong thời gian nhanh nhất. Phần chơi này không chỉ có ý nghĩa giúp người chơi thư giãn, kiếm điểm mua đồ mà còn có tác dụng giúp rèn luyện kỹ năng sử dụng các loại vũ khí một cách thành thục và điêu luyện nhất.
Chơi nhiều người: Đây hẳn là phần chơi hấp dẫn nhất, không chỉ của W4M mà còn là của toàn bộ loạt game Worms nói chung. Hẳn ai cũng phải công nhận điều này khi được dịp “điều quân, khiển tướng” đối đầu với những người chơi khác, chứ không phải những đối thủ máy vô tri vô giác. Chỉ có ở mục này, trò chơi mới bộc lộ hết được nét hấp dẫn, vui nhộn đã được hình thành ngay từ những phiên bản đầu tiên của mình. Với W4M, bạn có thể tranh tài cùng nhiều người khác thông qua mục Multiplayer (chơi trên cùng một máy với tối đa bốn người) hoặc Network Play - hỗ trợ cả mạng LAN và Internet. Nhà sản xuất cung cấp tất cả 5 kiểu chơi khác nhau trong phần này, bao gồm:

• Deathmatch: Dạng chơi “đâu đâu cũng có, ai ai cũng biết” – đấu tự do.
• Homelands: Giống Deathmatch nhưng mỗi đội sẽ “spawn” trong pháo đài riêng của mình.
• Destruction: Giành chiến thắng bằng cách tiêu diệt căn cứ của đối phương.
• Statue Defend: Tìm cách phá hủy tượng đài của đối phương, bảo vệ tượng của mình.
• Survival: Mỗi đội cử lần lượt từng “chiến sĩ” để đấu 1-chọi-1, đội nào “chết sạch” coi như... thua.

Bên cạnh các phần chơi chính vừa nêu, W4M còn cung cấp cho người chơi các mục như Customize để bạn có thể tạo các đội sâu riêng, hay chế tạo các loại vũ khí mới. Theo nhận xét riêng, phần “trang điểm” cho chú sâu khá đa dạng và vui nhộn, nhưng mục chế tạo vũ khí mới lại tỏ ra không mấy tác dụng. Bạn chỉ có thể thay đổi hình dạng bên ngoài, còn kiểu bắn, uy lực và sát thương của chúng không khác mấy với các loại vũ khí được cung cấp sẵn. Ngoài ra, mục Item Shop sẽ bổ sung thêm nhiều tùy chọn cho Customize khi vào đây, bạn dùng số điểm mình kiếm được (qua các phần Story hay Challenges) để mua những món đồ nâng cấp mới như trang phục, giọng nói... cho các chú sâu hoặc các màn chơi mới. Nhìn chung về lối chơi, W4M có điểm mạnh là vẫn giữ vững được phong cách chơi cuốn hút, vui nhộn đặc trưng nhưng lại không có đột phá gì mới mẻ.

Đồ họa - Âm thanh
Song hành cùng việc không đổi mới trong lối chơi, là sự giậm chân tại chỗ của cơ chế đồ họa. Người viết buộc lòng phải nhìn nhận rằng đồ họa của game hoàn toàn không có cải tiến nào kể trong hai năm qua, kể từ phiên bản 3D đầu tiên của loạt game là Worms 3D cho đến nay. Chẳng những thế, trò chơi chỉ hỗ trợ một độ phân giải duy nhất là 800x600. Mặc dù khá thất vọng về đồ họa, nhưng người viết rất hài lòng với cách bố trí camera của game. Cũng như phiên bản WFUS trước đó, khi bạn có thể nhấn E để quan sát toàn cảnh chiến trường, nhấn Q để chuyển qua góc nhìn ngôi thứ nhất, và cùng với việc xoay chuyển khá dễ dàng đã làm cho việc quan sát địa hình cũng như nhắm bắn trở nên thuận lợi và chính xác hơn.
Về phần âm thanh và nhạc nền của game, hầu như không có tiến bộ gì đáng kể ngoại trừ bản nhạc Menu nghe khá lọt tai. Đáng tiếc nhất là phần giọng nói của các chú sâu, mất đi phần nào sự vui nhộn và ngộ nghĩnh đối với những ai từng chơi loạt game này. Trong W4M, bạn vẫn được thưởng thức các giọng nói “oanh vàng” nhưng có điều là qua của ngôn ngữ loài... sâu! Đó là một chuỗi âm thanh được phát ra theo kiểu ”Mí mi mì...mé me mè...” nghe rất buồn cười. Ban đầu, có thể kiểu nói này làm người chơi thú vị, nhưng càng về sau nghe càng chán và đơn điệu, do chúng cứ lặp đi lặp lại!
Vài lời cuối cùng
Trong vòng 2 năm, đội ngũ phát triển tại Team 17 đã cho ra đời đến ba phiên bản Worms nối tiếp nhau. Mặc dù phong cách chơi hài hước, thú vị vẫn tồn tại nhưng trò chơi đã bị mất điểm đáng kể khi không đưa ra được cải tiến nào mới mẻ, từ lối chơi, hình ảnh cho đến âm thanh. Nếu bạn “nóng lòng” muốn khám phá những nét mới hay muốn chiêm ngưỡng một nền tảng đồ họa tiên tiến, hợp thời khi đến với phiên bản W4M, thì e rằng bạn sẽ phải thất vọng đấy! Còn nếu không đặt nặng những tiêu chí trên, chỉ muốn thưởng thức Worms với những gì vốn có, W4M vẫn có thể là một sự lựa chọn không hề lãng phí.

SCREEN SHOT:






CẤU HÌNH:

Game Information
Number of Players: 1-4
Number of Online Players: 4 Online
DirectX Version: v9.0a
Operating System: Windows 98/2000/ME/XP

Minimum System Requirements
System: Pentium III or Athlon 1GHz or equivalent
RAM: 256 MB
Hard Drive Space: 2000 MB
Other: DirectX 9-compatible sound card

Recommended System Requirements
System: Pentium 4 2GHz or Athlon XP 2000+ or equivalent
RAM: 512 MB
Hard Drive Space: 2000 MB
Other: GeForce FX 5xxx or Radeon 9xxx
DirectX 9-compatible sound card

DOWLOAD : http://www.mediafire.com/?znenyjxgmomi4td
pass: minigame.vn