Lần đầu tiên, Codename Panzers: Cold War đã đưa loạt game chiến thuật thời gian thực nổi tiếng này ra khỏi bối cảnh Chiến tranh thế giới II.Các game Codename Panzers đã giúp hãng phát triển Stormregion của Hungary nổi tiếng trong thể loại game chiến thuật thời gian thực, nhưng phiên bản mới nhất Codename Panzers: Cold War dường như cuối cùng đã bứt ra khỏi bối cảnh Chiến tranh thế giới II. Nhiều game thủ RTS đã nhàm chán các chiến trường quá quen thuộc đó, và sự thay đổi này dường như đã cho phép nhà phát triển tự do sáng tạo phát triển gameplay lên một tầm cao mới.
Codename Panzers: Cold War không khác quá xa so với nền tảng lịch sử của loạt game, mà dùng ngay sự phân chia Berlin năm 1949 để làm điểm xuất phát cho một chuỗi sự kiện lịch sử giả tưởng. Trong chuỗi sự kiện lịch sử này, một vụ va chạm trên bầu trời của thành phố, tại sân bây Tempelhof đã châm ngòi cho một cuộc xung đột giữa phương Tây và Liên Xô. Bạn đóng vai trò một tướng NATO với nhiệm vụ bảo vệ Tây Âu, một mình hoặc chơi chế độ co-op trên mạng với một người chơi khác. Các nhà phát triển đã cố đem lại cảm giác điện ảnh Hollywoord cho Cuộc Chiến Tranh Lạnh bằng cách sử dụng các đoạn cắt cảnh, hoạt cảnh trong game, và âm nhạc để dẫn dắt câu chuyện.
Chúng tôi được xem một bản thử nghiệm kỹ thuật của engine đồ họa Gepard 3 mới mà hãng Stormregion đặc biệt phát triển riêng cho Panzers: Cold War, trông rất tuyệt vời. Gần như mọi thứ trong game đều sử dụng được hoặc có thể phá hủy —các tòa cao ốc sụp đổ rất thực tế trong lửa, sắt thép bị uốn cong, và thay vì dựa vào hoạt cảnh, thì engine vật lý sẽ coi từng mảnh của tòa nhà là các vật thể hữu hình, tương tác với nhau khi rơi. Trong nhiệm vụ đầu tiên của mình, chúng tôi được xem một loạt đạn tăng bán vỡ mặt trước của một tòa nhà cố thủ làm cho các binh sĩ rách rưới gào thét và văng ra khỏi các cửa sổ vỡ vụn, trông rất thuyết phục. Engine này không chỉ khiến mọi thứ trông đẹp mắt hơn mà còn thật sự ảnh hưởng gameplay. Binh sĩ của bạn sẽ sử dụng các điểm che chắn-vật lý một cách thông minh, còn các hiệu ứng thụ động như đêm tối hay mưa gió cũng sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và tốc độ của họ.
Cold War có một giải pháp hơi khác trong việc quản lý tài nguyên so với các các game RTS khác, bằng cách thay việc thu thập tài nguyên bằng các “điểm danh tiếng”. Các điểm danh tiếng này bạn kiếm được bằng cách hoàn tất các mục tiêu trên bản đồ, đánh chiếm các cứ điểm then chốt, và tiêu diệt kẻ địch. Hệ thống tiền tệ trong game này được dùng để mua các đơn vị quân nòng cốt, viện binh, trang bị cơ giới, và các hỗ trợ từ bên ngoài, như máy bay ném bom. Thật vô cùng đã khi chiếm được một điểm cờ danh tiếng sau một trận ác chiến, rồi lại kiếm được đủ điểm để gọi thêm viện binh và tiến tới.
Bạn sẽ liên tục mở rộng lãnh thổ, đặc biệt là vì màn hình mua bán, nơi bạn mua các đơn vị mới, sẽ chỉ mở ra ở các điểm tiếp viện cụ thể và thường là phải đánh chiếm mới có. Bất kỳ đơn vị quân nào cũng có thể thêm vào quân nòng cốt của bạn, điều đó giúp chúng có thêm điểm kinh nghiệm và mạnh mẽ hơn nếu bạn chơi càng nhiều. Mất viện binh cũng không khiến bạn khó khăn quá nhiều, nhưng bạn sẽ cảm thấy rất khác nếu mất một chiếc tăng hoặc một đội quân cao cấp sau nhiều trận **ng độ. Các đơn vị viện binh sẽ được cung cấp cho bạn bằng máy bay trực thăng, xe lửa và thậm chí bằng tàu thuyền.
Tất cả các đơn vị quân trong game đều chính xác về mặt lịch sử trong giai đoạn đó, kể cả nếu một số chỉ mới là mô hình trong thời thật. Game sử dụng hệ thống trang bị để nâng cấp xe cơ giới, và một khi bạn mua trang bị, bạn có thể thêm nó cho các đơn vị nếu cần. Các chiếc tăng có thể đổi súng để tăng độ chính xác hoặc sức mạnh, còn súng phun lửa sẽ giúp bạn đánh chiếm các xe cơ giới của kẻ địch. Đồ ngụy trang sẽ giúp quân định khó thấy quân bạn hơn, và bảng ra-đa có thể tăng phạm vi phát hiện của bạn xuyên qua sương mù chiến tranh hơn.
Các trang bị còn được dùng để giải quyết một số tình huống hóc búa hoặc mang tính chiến thuật. Như ở màn thứ hai, quân Liên Xô kéo cầu lên ở ngay con sông chúng tôi cần vượt qua. Chúng tôi chỉ có thể dùng các xe APC có khả năng lội nước để chở binh sĩ sang và đánh chiếm trạm điều khiển ở bờ bên đó.Bộ binh được chia thành nhiều loại tổ như các đội súng máy, súng phun lửa, quân y trang bị súng máy hoặc đội bazooka. Người chơi khi đó sẽ cử một lãnh đạo có khả năng đặc biệt cho từng đội. Các trung úy có thể xây tháp canh, các biệt kích đào hố cá nhân, và các chiến sĩ quân y thì dựng các lều cứu thương. Chúng tôi thích nhất là Green Beret, với khả năng đào hầm để mang binh sĩ vào thẳng cứ địa của quân địch, một chiến thuật có thể rất hữu dụng khi chơi mạng.
Ngoài việc chơi chiến dịch trong chế độ co-op, thì game multiplayer cũng sẽ có khoảng 25 bản đồ, một trình tạo bản đồ và nhiều chế độ chơi dành cho tối đa 8 người chơi. Các chế độ chơi này bao gồm đánh lẫn nhau, thống trị và đánh đội. Multiplayer cũng sẽ là đấu trường cho người chơi sử dụng các vũ khí mạnh nhất trong game, như bom D tương tự bom hạt nhân.Cho đến nay, Codename Panzers: Cold War đã khá thành công, xây dựng trên nền tảng gameplay mạnh mẽ của các bản game trước, đồng thời lên dây cót độ căng thẳng hành động. Cold War sẽ được tung ra vào tháng 3 năm tới. Hi vọng, các phần bổ sung mới và sự thay đổi bối cảnh sẽ đủ để thu hút người chơi mới cũng như kéo các fan kỳ cựu của loạt game Codename Panzers về với chiến trường!